Vụ việc cậu bé rơi xuống trụ bệ tông cao 35m vừa qua là một trong những ví dụ điển hình của các trường hợp trẻ gựp tai nạn do tiếp cận đến những nơi nguy hiểm, thiếu đảm bảo an toàn. Bản thân trẻ nhỏ luôn hiếu động, thích tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh mà không biết rằng bản thân có thể gặp nguy hiểm. Vì vậy, cha mẹ cần dạy trẻ cách nhận biết các mối nguy hiểm để phòng tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra. Hãy cùng trung tâm hỗ trợ thanh thiếu nhi Việt Nam theo dõi bài viết này để nắm được những thông tin giúp con mình phòng tránh các khu vực nguy hiểm nhé!
1. Tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ tránh khỏi những nơi nguy hiểm
Phần lớn những tai nạn xảy ra cho trẻ nhỏ thường do sự bất cẩn của người lớn, đặc biệt đối với trẻ lứa tuổi mầm non – lứa tuổi hiếu động, nghịch ngợm, thích tìm tòi, khám phá nhưng còn rất non nớt, yếu đuối, chưa có kinh nghiệm sống. Trong nhiều năm gần đây, tình trạng trẻ bị thương tật, tử vong do các nguy cơ không an toàn đang gia tăng. Trẻ có thể gặp nguy hiểm ngay tại gia đình trẻ như bỏng, điện giật, trơn trượt, bắt cóc. Những câu chuyện đau lòng chính là hồi chung báo động cho những ai làm cha mẹ cần quan tâm nhiều hơn nữa đến con em mình. Những nguy cơ không an toàn cho trẻ không chỉ có thể xảy ra ở nhà mà còn xảy ra trong trường mầm non, điểm trông giữ trẻ. Những trường hợp không may như điện giật, ngã trong nhà vệ sinh, bị tủ đựng đồ đè hay mới nhất là tai nạn trẻ bị kẹp trên đồ chơi ngoài trời khiến các cháu tử vong. Cho thấy mức độ phức tạp và khó khăn trước thực tế đang xảy ra không thể lường trước được. Vì vậy giúp trẻ nhận biết các nguy cơ không an toàn và hướng dẫn trẻ cách phòng tránh là điều vô cùng cần thiết. Đòi hỏi mỗi trẻ đều phải có những kỹ năng để xử lý cũng như bảo vệ chính bản thân mình. Người lớn chúng ta sẽ trang bị cho trẻ những kiến thức, kỹ năng để trẻ luôn sẵn sàng ứng phó với những tình huống nguy hiểm.
Giáo dục “kỹ năng cho trẻ nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn” ngay từ khi còn thơ bé, sẽ giúp trẻ tự biết chăm sóc và bảo vệ bản thân tránh khỏi những nguy hiểm. Trẻ có thể hòa nhập nhanh với cuộc sống xung quanh, biết cách phát triển các mối quan hệ với mọi người, với thiên nhiên. Giúp trẻ có cơ hội phát triển nhân cách đầy đủ và đúng hướng. Nhưng trong thực tế hiện nay nhiều giáo viên chưa có kinh nghiệm về giảng dạy kỹ năng sống cho trẻ vì vậy kết quả của giáo dục kỹ năng sống, phẩm chất nhân cách, đạo đức cho trẻ em đạt hiệu quả chưa cao, sự phối hợp của gia đình, nhà trường và xã hội chưa chặt chẽ.
2. Cách giúp con nhận biết những khu vực, vật dụng nguy hiểm
Cha mẹ không thể lúc nào cũng giám sát, trông chừng con mọi lúc, mọi nơi, hơn nữa những lúc bận rộn, trẻ cũng phải tự chơi 1 mình. Vì vậy, cách tốt nhất để phòng tránh tai nạn là dạy trẻ nhận biết các mối nguy hiểm. Bằng các hoạt động sau:
2.1. Nhận biết, phòng tránh những vật dụng nguy hiểm
- Giúp các con nhận biết những vật dụng nguy hiểm.
+ Ở xung quanh chúng ta có rất nhiều những đồ dùng, vật dụng có thể gây nguy hiểm đến cơ thể con người.Hãy để các con chỉ ra những đồ dùng, vật dụng nào được coi là nguy hiểm đến cơ thể.
+ Đề cập đến Dao, kéo, tô vít, kìm, búa, cưa, phích nước nóng, ổ điện… những vật dụng đó chúng gây nguy hiểm như thế nào?
+ Cho trẻ xem hình ảnh một số đồ dùng, vật dụng gây nguy hiểm.
+ Xung quanh chúng ta có những vật dụng gây nguy hiểm nhưng cũng có những vật dụng không gây nguy hiểm. Do chúng ta có biết sử dụng đúng cách hay không.
+ Cho trẻ xem các video giáo dục “Không chơi những vật có thể gây nguy hiểm”
+ Những đồ dùng vật dụng đó được coi là nguy hiểm khi nào?
- Cách phòng tránh vật dụng nguy hiểm
+ Để phòng tránh những vật dụng gây nguy hiểm thì các con phải làm gì?
2.2. Nhận biết, phòng tránh những nơi không an toàn
- Nhận biết những nơi không an toàn.
+ Giáo dục con về những nơi nào được gọi là không an toàn: Những nơi được gọi là không an toàn là ao, hồ sông suối, giếng nước, đá bóng, chơi dưới lòng đường, chơi gần bếp, công trình xây dựng đang thi công. Vì ngã xuống không có người cứu sẽ bị chết
+ Cho trẻ xem hình ảnh các bạn chơi gần ao, giếng, tắm sông suối.
+ Cho trẻ biết nếu ra gần ao, hồ, sông, suối, đá bóng dưới lòng đường thì điều gì có thể xảy ra : Nếu ra gần ao, hồ, sông, suối chơi thì có thể bị ngã xuống áo, suối, bị chết. Đá bóng dưới lòng đường xe va phải
+ Cho trẻ xem video “Không chơi ở nơi nguy hiểm”
- Cách phòng tránh những nơi không an toàn
+ Nêu một số cách phòng tránh những nơi không an toàn?
+ Nêu tình huống thực tế: Nếu gặp hoặc nhìn thấy người khác bị ngã xuống ao, sông… thì phải làm cách nào? => Nếu gặp hoặc nhìn thấy người khác bị ngã xuống ao, sông, suối thì phải kêu to và gọi người lớn đến cứu
+ Cho trẻ thực hành kêu cứu